Nợ xấu là gì? Tại sao nó lại đáng sợ đến vậy? Và quan trọng hơn, làm thế nào để giải quyết dứt điểm “cơn ác mộng” này? Hãy cùng BFC Money tìm hiểu về bản chất của nợ xấu và hậu quả khôn lường của chúng trong bài viết dưới đây nhé
Nợ xấu là gì ?
Nợ xấu là khi khoản nợ mà người vay không trả hoặc không có đủ khả năng trả theo thỏa thuận ban đầu. Nó có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như người vay quên mất hạn đóng tiền hoặc thời hạn vay quá ngắn mà người vay phải chịu một mức lãi cao dẫn đến việc không có khả năng để trả. Đối với người đi vay tiền thì khoản nợ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính của bản thân và còn có thể tạo ra những tác động tiêu cực đến điểm tín dụng và khả năng vay trong tương lai của chính chủ.
Các nhóm nợ bạn cần biết ?
Phân loại theo định lượng sẽ có 5 nhóm nợ như :
- Nhóm T1 : Được gọi là nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, các khoản nợ này quá hạn dưới 10 ngày. Và được đánh giá là có thể thu hồi được cả gốc và lãi theo đúng thời gian.
- Nhóm T2 : Được gọi là nhóm nợ đáng chú ý, khi người vay quá hạn trong khoảng từ 10 đến 90 ngày thì sẽ được đánh giá là có khả năng thu hồi được đầy đủ và số lãi sẽ bị quá hạn.
- Nhóm T3 : Được gọi là nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, là khi người vay quá hạn trong khoảng từ 91 đến 180 ngày
- Nhóm T4 : Được gọi là nhóm nợ nghi ngờ, là khi người vay quá hạn trong khoảng từ 181 ngày đến 360 ngày.
- Nhóm T5 : Được gọi là nợ có khả năng mất vốn, là khi người vay quá hạn trên 360 ngày.
Dựa theo khoản 8 điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN thì các khách hàng trong nhóm T3, T4 và T5 sẽ được ngân hàng xếp vào hạn nợ xấu. Khi thuộc vào ba nhóm kia thì sẽ được đánh giá là khả năng trả nợ và thu hồi vốn lại sẽ rất là khó. Đặc biệt với nhóm khách hàng thứ 5 thì khả năng bị mất vốn sẽ rất là cao.
Hậu quả khi dính nợ xấu
Khách hàng sẽ không có đủ điều kiện vay vốn ngân hàng : Sau khi được ghi vào tiểu sử của bản thân có nợ xấu từ nhóm thứ 3, 4, 5, thì họ sẽ gặp khó khăn khi vay thêm bất kì một khoản vay nào đó, tại ngân hàng hoặc một tố chứ tín dụng. Hiện nay thì điều kiện nợ xấu luôn là điều kiện mà các tổ chức cá nhân xét duyệt đầu tiên, vì khi cho vay có thể họ sẽ phải đối mặt với rủi ro khá cao.
Khách hàng sẽ bị lưu danh tại trung tâm CIC ( Trung tâm dữ liệu tín dụng quốc gia ) từ 3 năm cho đến 5 năm tính từ khi khách hàng thanh toán hết khoản nợ tính cả gốc và lãi.
Khách hàng có thể bị thu hồi hết tài sản khi không có đủ khả năng trả nợ, ngân hàng sẽ thực hiện khởi kiện và tịch thu tài sản bao gồm nhà, ô tô, tài sản và tiền mặt.
Làm thế nào để kiểm tra nợ xấu ?
Chúng ta sẽ có hai cách để có thể kiểm tra xem bản thân mình có bị dính nợ xấu hay không :
- Cách 1 : Lên trang web CIC để có thể tra cứu nợ xấu
CIC – Trung tâm Thông tin Tín dụng Việt Nam, Đây là nơi lưu trữ thông tin các khách hàng mở khoản vay. Khách hàng có thể tra cứu miễn phí tại trang web này, khách hàng cần thực hiện các bước sau để có thể tra cứu :
- Bước 1 : Lên trang web của hệ thống CIC để đăng ký thông tin.
- Bước 2: Sau khi đăng ký, điền đầy đủ thông tin chính xác trên hệ thống, khách hàng sẽ nhấn “ TIẾP TỤC “ . Khách hàng cần điền thông tin liên lạc chính chủ để nhận thông báo khi cần thiết.
- Bước 3 : Sau khi hệ thống gửi mã OTP thì nhập chính xác mã, đọc qua các điều khoản và chọn “ ĐỒNG Ý”, rồi chọn “TIẾP TỤC”.
Sau khi hoàn thành bạn sẽ có thể tra cứu được thông tin mình muốn tìm.
- Cách 2 : Kiêm tra qua ứng dụng CIC trên điện thoại.
- Bước 1 : Tải áp CIC
- Bước 2 : Đăng ký tài khoản trên App CIC
- Bước 3 : Nhập mã gửi về số điện thoại.
Sau khi tải xong ta tiếp tục thực hiện các bước sau :
- Bước 1 : Ta ấn vào “KHAI THÁC BÁO CÁO” để bắt đầu tra cứu
- Bước 2 : Xác thực báo cáo mình cần tìm
- Bước 3 : Mua lại báo cáo
- Bước 4 : Nhập mã được gửi về điện thoại
- Bước 5 : Kiểm tra lại thông tin
Cách để xóa nợ xấu ?
Việc xóa nợ xấu là việc làm rất quan trọng và cần thiết, để tiểu sử của bạn được trở lại trong sạch. Đặc biết sẽ dễ dàng hơn cho việc kinh doanh của bạn khi muốn vay mượn vốn của ngân hàng. Cách nhanh nhất là bạn có thể thanh toán toàn bộ số nợ và số lãi trong bản hợp đồng.
Một số biện pháp cụ thể bạn nên biết khi muốn xóa nợ xấu
- Khách hàng cần thực hiện thanh toán các khoản vay dưới 10 triệu : Theo đúng quy định của nhà nước thì các khoản vay dưới 10 triệu được thanh toán hết thì sẽ không còn xuất hiện trong lịch sử tín dụng. Bởi vậy, bạn nên thanh toán những khoản nợ nhỏ trong khả năng mình có thể trả, để cho lịch sử tín dụng của bạn tốt hơn.
- Thực hiện các kế hoạch về tài chính để có thể thanh toán được các khoản vay trên 10 triệu: Mỗi tháng thì các thông tin về tín dụng sẽ được cập nhật. Theo quy định thì những khách hàng thuộc nhóm nợ xấu 2, đã quyết toán hết các khoản vay trong vòng 12 tháng nợ xấu sẽ được xóa khỏi lịch sử.
- Khách hàng cũng cần thực hiện đăng ký báo cáo khoản nợ: Khi đăng ký tài khoản, thì bạn có thể nhận những thông báo về tín dụng kịp thời, để tránh rơi vào nhóm nợ xấu 3, 4, 5. Khi rơi vào các nhóm nợ xấu này thì bạn sẽ mất đến 5 năm để xóa nợ.
Dựa vào thời gian quá hạn và cấp độ nợ xấu thì thời gian xóa nợ sẽ khác nhau.
- Nhóm T1 : Khách hàng sẽ được cấp vốn ngay.
- Nhóm T2 : Khách hàng sẽ xóa lịch sử nợ xấu sau 1 năm.
- Nhóm T3, T4, T5 : Khách hàng sẽ được xóa nợ xấu sau 5 năm.
Trên đây là những thông tin về nợ xấu là gì ? Cách để có thể giải quyết được nó ? mà BFC Money cung cấp cho bạn tham khảo. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin bổ ích và cần thiết. Khi có nhu cầu tài chính hãy liên hệ ngay BFC Money để được hỗ trợ nhanh nhất. Chúng tôi hỗ trợ khách hàng cả những khoản vay có dính nợ xấu.