Cập nhật mẫu hợp đồng vay thế chấp chuẩn pháp lý 2024

Vay thế chấp tài sản được biết đến là một giải pháp hỗ trợ tài chính phổ biến hiện nay. Vậy hợp đồng vay thế chấp là gì? Có cần công chứng hợp đồng vay thế chấp tài sản hay không? Trong bài viết dưới đây, BFC Money sẽ giải đáp chi tiết về nội dung này cho bạn hiểu rõ.

Hợp đồng vay thế chấp là gì?

Để hiểu mẫu hợp đồng cho vay thế chấp là gì, bạn cần nắm chắc khái niệm vay thế chấp là gì? Vay thế chấp là hình thức cho vay tiền bằng cách thế chấp tài sản như: sổ đỏ, ô tô, xe máy, nhà xưởng, thiết bị máy móc,… Địa chỉ cho vay sẽ định giá tài sản và cung cấp khoản tiền vay tương ứng với giá trị thực của tài sản thế chấp. Nếu không thể trả nợ đúng hạn, đơn vị cho vay sẽ tiến hành thu giữ tài sản, đem đi đấu giá hoặc đem bán thu hồi nợ.

Hợp đồng cho vay thế chấp là một loại hợp đồng dân sự. Cũng giống như hợp đồng vay tiền không thế chấp, mẫu hợp đồng cho vay tiền thế chấp có tài sản là văn bản ký kết thỏa thuận giữa bên cho vay và bên vay. Tuy nhiên, điểm khác nhau là trong bản hợp đồng cho vay tiền không thế chấp sẽ không bao gồm nội dung: tài sản thế chấp và giá trị tài sản thế chấp.

Mẫu hợp đồng vay thế chấp có tài sản
Mẫu hợp đồng cho vay tiền thế chấp có tài sản là văn bản ký kết thỏa thuận giữa bên cho vay và bên vay

Riêng đối với hợp đồng vay thế chấp 3 bên dùng để ký kết trong việc hỗ trợ vay vốn mua tài sản giữa ba bên: ngân hàng, chủ đầu tư dự án bất động sản và khách hàng trong hợp đồng mua chung cư, dự án bất động sản.

Tất cả các thỏa thuận liên quan đến tài sản cho vay: hạn mức, lãi suất đều được ghi lại trong hợp đồng và đã được các bên thống nhất. Để hợp đồng vay tiền có thế chấp có hiệu lực yêu cầu người vay phải đảm bảo các yếu tố như: năng lực dân sự, tự nguyện và không phạm pháp.

Hợp đồng vay thế chấp tài sản có cần công chứng không?

Để đảm bảo người vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn, đơn vị cho vay và người vay phải ký hợp đồng thế chấp. Hợp đồng vay thế chấp tài sản được thành lập văn bản và các ngân hàng thường sẽ yêu cầu khách hàng thực hiện công chứng hợp đồng này. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, không có quy định nào yêu cầu bắt buộc phải công chứng hợp đồng vay thế chấp.

Cụ thể, tại Nghị định 102/2017/ NĐ-CP đã không còn quy định việc công chứng hợp đồng thế chấp. Trong Nghị định này chỉ yêu cầu phải công chứng hợp đồng vay thế chấp sổ đỏ hoặc các tài sản liên quan đến đất đai.

Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Không yêu cầu bắt buộc mọi hợp đồng vay thế chấp tài sản phải công chứng

Tóm lại, không yêu cầu bắt buộc mọi hợp đồng vay thế chấp tài sản phải công chứng. Riêng chỉ có hợp đồng cho vay tiền thế chấp sổ đỏ, dự án bất động sản thì mới phải công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng.

Gợi ý mẫu hợp đồng vay thế chấp – cầm đồ tại BFC Money

Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp mẫu hợp đồng vay thế chấp đầy đủ chi tiết:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————–

Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2024

HỢP ĐỒNG CẦM ĐỒ

Số: …………………../HĐCĐ-CN

Hôm nay, ngày 16 tháng 05 năm 2024 tại 173 Hồ Tùng Mậu, Phường Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội chúng tôi gồm:

1. Bên cầm đồ:
Họ và tên : Triệu Phúc HiệpGiới tính:Nam  Sinh năm: 2003
Số điện thoại: 0866169303Email: ……………………………………
Địa chỉ thường trú: Hợp Tiến, Đồng Hỷ, Thái Nguyên
Nơi ở hiện tại:  Số 1 Ngách 25 Ngõ 52 Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội
CMND/ CCCD số: 019203000857
Ngày cấp:02/12/2023Nơi cấp: Cục cảnh sát

 

(Sau đây gọi là “Bên A”)

 

Thông tin tham chiếu của bên A

Họ và tên:………………….SĐT: …………………….MQH: ………………
Họ và tên: …………………SĐT: …………………….MQH: ………………
Họ và tên: …………………SĐT: …………………….MQH: ……………
Trong trường hợp Bên B không thể liên lạc được với Bên A, Bên B có thể liên lạc với những cá nhân có thông tin tham chiếu nêu trên để tìm hiểu, xác định thông tin, tình trạng của Bên A.

 

2. Bên nhận cầm đồ (Sau đây gọi là Bên B): CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BFC VIỆT NAM
Địa chỉ: Số nhà 1, ngõ 291 đường Phú Diễn, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Mã số thuế: 0108211373Email: Congtybfc@gmail.com
Đại diện: PHẠM VĂN HIỆP

Số điện thoại: 19007334

Chức vụ: Giám đốc

Phàn nàn nhân viên tư vấn: 083.983.7777

Sau quá trình trao đổi và thỏa thuận, các bên đi đến thống nhất ký kết Hợp đồng cầm đồ với các nội dung như sau:

ĐIỀU 1: KHOẢN VAY

1.1. Số tiền vay: Bên A đồng ý vay Bên B và Bên B đồng ý cho Bên A vay số tiền là: 3.000.000đ (Bằng chữ: Ba Triệu Đồng Chẵn)

1.2. Thời hạn vay: từ ngày 16/05/2024 đến ngày 31/05/2024

1.3. Phương thức vay: Tiền mặt/ Chuyển khoản

Thông tin tài khoản nhận tiền:

  • Chủ tài khoản:……………………………………………………………………..
  • Số tài khoản:……………………………………………………………………….
  • Ngân hàng:…………………………………………………………………………

ĐIỀU 2: TÀI SẢN CẦM CỐ BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ TRẢ NỢ

2.1. Tài sản cầm cố: Bên A đồng ý cầm cố tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Bên B (bao gồm nợ gốc tại Điều 1, lãi vay, lãi quá hạn, lãi chậm trả và các loại phí khác theo thỏa thuận của hai bên). Tài sản cầm cố có thông tin như sau:

  • Loại tài sản: Laptop Lenovo 82VG

2.2. Các bên thống nhất định giá giá trị tài sản cầm cố bằng:

2.3. Hai bên thỏa thuận tài sản trong thời hạn vay, tài sản cầm cố thuộc quyền quản lý, chiếm hữu của Bên B.

Trong thời gian cầm cố, Bên B có toàn quyền sử dụng tài sản cầm cố của Bên A trong quá trình lưu giữ và bảo quản tài sản cầm cố mà không phải thanh toán cho Bên A bất kỳ khoản chi phí nào.

ĐIỀU 3: CÁC LOẠI PHÍ VÀ LÃI SUẤT:

3.1. Bên A đồng ý vay với lãi suất cho vay là 1.5%/kỳ tính từ ngày hai bên ký kết hợp đồng này, chưa bao gồm chi phí vay do các bên thỏa thuận.

3.2. Chi phí vay (hoặc phí) bao gồm nhưng không hạn chế các khoản chi phí như phí thẩm định điều kiện vay, chi phí lưu giữ, bảo quản tài sản cầm cố, chi phí quản lý, chi phí tư vấn khoản vay được các bên thỏa thuận bằng 6.6%/kỳ.

ĐIỀU 4: THANH TOÁN TIỀN GỐC, TIỀN LÃI, PHÍ VÀ PHÍ PHẠT

4.1. Kỳ đóng lãi (hoặc kỳ) trong hợp đồng này được hiểu là kỳ đóng các khoản gồm tiền lãi và chi phí vay mà các bên đã thỏa thuận. Kỳ đóng lãi đầu tiên là 30 ngày tính từ ngày hai bên ký kết Hợp đồng này, các kỳ đóng lãi tiếp theo là 30 ngày tính bắt đầu từ ngày đầu tiên sau ngày đến hạn của kỳ đóng lãi liền trước.

4.2. Ở mỗi kỳ đóng lãi, Bên A phải thanh toán cho Bên B tiền lãi và chi phí vay theo quy định tại Điều 3 của hợp đồng này. Ngày thanh toán của kỳ đóng lãi đầu tiên là ngày hai bên ký kết Hợp đồng này.  Ngày thanh toán của mỗi kỳ đóng lãi tiếp theo là ngày đầu tiên của từng kỳ đóng lãi.

4.3. Vào ngày cuối cùng của thời hạn vay được quy định theo Điều 1 của hợp đồng này, Bên A có trách nhiệm thanh toán toàn bộ số nợ gốc cho Bên B.

4.4. Phí phạt:

– Khi đến thời hạn thanh toán mà Bên A không thanh toán theo đúng các thỏa thuận của các Bên, Bên A chịu thêm mức phạt 08% của số tiền chậm thanh toán. Thời gian chậm thanh toán không quá 30 ngày.

+ Mức phạt quá hạn thanh toán áp dụng cho Bên A khi Bên A vi phạm nghĩa vụ thanh toán đúng hạn toàn bộ số tiền phải thanh toán khi đến các thời hạn thanh toán mà các bên đã thỏa thuận. Số tiền phạt vi phạm hợp đồng không loại trừ bất kỳ một chế tài nào khác có thể áp dụng đối với Bên A theo hợp đồng này và quy định của pháp luật.

+ Thời gian vi phạm: là khoảng thời gian tính từ ngày Bên A bắt đầu vi phạm nghĩa vụ thanh toán nợ gốc, lãi, chi phí vay của Hợp đồng cầm đồ cho đến ngày Bên A thực hiện hoàn tất các nghĩa vụ đó.

–  Phí tất toán trước hạn hợp đồng là 05% trên dư nợ gốc còn lại tại thời điểm tất toán.

+ Phạt tất toán khoản vay trước hạn áp dụng cho Bên A khi Bên A tất toán bất kỳ khoản vay khi chưa đến thời hạn mà các bên đã thỏa thuận tại Hợp đồng này và chấm dứt hợp đồng. Trường hợp Bên A tất toán khoản vay trước hạn và hoàn thành nghĩa vụ trả nợ gốc và chi phí vay đến ngày cuối cùng theo thời hạn vay của Hợp đồng này, Bên A không phải chịu phạt tất toán khoản vay trước hạn.

+ Tiền lãi và các phí phát sinh được tính trên thời điểm Bên A tất toán khoản vay trước hạn.

+ Số tiền phạt vi phạm nghĩa vụ Hợp đồng này không loại trừ bất kỳ một chế tài nào khác có thể áp dụng đối với Bên A theo hợp đồng này.

+ Trường hợp Bên B và Bên A thỏa thuận thực hiện chấm dứt Hợp đồng này và mở mới Hợp đồng cầm đồ với cùng tài sản cầm cố đang đảm bảo nghĩa vụ khoản vay theo quy định tại Hợp đồng này, Bên A không phải chịu phạt tất toán khoản vay trước hạn khi: Bên A thanh toán toàn bộ chi phí vay của hợp đồng đến thời điểm đóng hợp đồng hiện tại (bao gồm: nợ gốc, lãi, phí và phạt nếu có).

ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÁC BÊN

5.1. Bên B có các quyền nghĩa vụ sau:

  1. Giải ngân khoản vay cho Bên A theo đúng quy định của Hợp đồng này.
  2. Quản lý và bảo quản đầy đủ, nguyên trạng tài sản cầm cố và các giấy tờ kèm theo (nếu có); nếu làm mất mát hoặc hư hỏng (ngoại trừ các hao mòn tự nhiên hoặc sự kiện bất khả kháng) thì Bên B sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên Bên A;
  3. Bên B có trách nhiệm thông báo cho bên A về số tiền phải thanh toán trong kỳ đóng lãi và phạt phí (nếu có) trước 05 ngày khi đến kỳ đóng lãi.
  4. Hoàn trả lại Tài sản cầm cố và giấy tờ kèm theo (nếu có) cho Bên A sau khi Bên A đã hoàn thành mọi nghĩa vụ thanh toán nợ gốc, tiền lãi và các chi phí khác theo Hợp đồng này và các sửa đổi, bổ sung (nếu có);
  5. Các quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận tại Hợp đồng và theo quy định của pháp luật

5.2. Bên A có các quyền và nghĩa vụ sau:

  1. Bên A cam đoan rằng có đầy đủ năng lực và quyền ký kết và thực hiện Hợp đồng này;
  2. Bên A có nghĩa vụ trả nợ gốc, tiền lãi và các phi phí khác theo thỏa thuận của các bên đầy đủ và đúng hạn;
  3. Bên A cam đoan là chủ sở hữu hợp pháp và duy nhất đối với tài sản cầm cố và tài sản cầm cố không được sử dụng để cầm cố, thế chấp hoặc bảo đảm cho bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào của Bên A tại một bên nào khác ngoại trừ Bên B;
  4. Bên A giao toàn bộ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản cầm cố cho Bên B và cam đoan rằng tất cả giấy tờ về Tài sản cầm cố là thật, trường hợp là bản sao, phải là bản sao phải được công chứng hợp pháp và có đầy đủ bản gốc.
  5. Bên A có quyền khiếu nại và yêu cầu bên B bồi thường khi tài sản cầm cố được bên B cất giữ bị hư hỏng bởi các lý do ngoài trừ các hao mòn tự nhiên như khô dầu, chết máy, han rỉ do thời gian, hết hơi lốp xe,….
  6. Các quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận tại Hợp đồng và theo quy định của pháp luật

ĐIỀU 6: XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM

6.1. Hàng tháng, Bên B có quyền tiến hành định giá lại tài sản cầm cố vào bất kỳ thời gian nào để đảm bảo giá trị Tài sản cầm cố phù hợp với biến động của thị trường và đảm bảo cho giá trị khoản vay. Trường hợp sau khi kiểm tra lại giá trị Tài sản cầm cố bị giảm sút nghiêm trọng do hao mòn tự nhiên hoặc sự kiện bất khả kháng, Bên B có quyền yêu cầu Bên A thực hiện nghĩa vụ:

  • Bổ sung tài sản cầm cố để đảm bảo giá trị khoản vay. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Bên B thông báo cho Bên A về việc bổ sung Tài sản cầm cố mà Bên A không thực hiện nghĩa vụ bổ sung Tài sản cầm cố thì Bên B có quyền chấm dứt Hợp đồng này trước thời hạn và yêu cầu Bên A thanh toán giá trị khoản vay, tiền lãi, các chi phí khác;
  • Hoặc bên A phải chi trả 100% giá trị giảm sút cho bên B, Bên B có trách nhiệm tính lại lãi, phí cho bên A.

6.2. Bên B có quyền tự bán thanh lý tài sản cầm cố của bên A nếu bên A chậm kỳ lãi hoặc chậm thanh toán nợ gốc quá 30 ngày. Khi thanh lý tài sản cầm cố, nếu số tiền thu được lớn hơn tổng số tiền các nghĩa vụ nợ gốc, tiền lãi vay, tiền lãi quá hạn, các khoản phí khác (nếu có), các chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản cầm cố, phần chênh lệch được xác định là một khoản bồi thường thiệt hại cho bên B khi bên A vi phạm nghĩa vụ đã thỏa thuận; nếu số tiền thu được thấp hơn các nghĩa vụ phải thanh toán của Bên A thì Bên B có quyền yêu cầu Bên A phải thanh toán phần còn lại hoặc khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền nếu Bên A không phối hợp. Việc xử lý tài sản cầm cố được Bên B thông báo cho Bên A trước ít nhất 3 ngày tính đến ngày xử lý tài sản cầm cố.

ĐIỀU 7: SỰ KIỆN NGOÀI Ý MUỐN

Trường hợp Bên A mất khả năng lao động hoặc tử vong, Bên B có quyền bán thanh lý tài sản cầm cố. Sau khi thanh lý tài sản của bên A, bên B sẽ giữ lại tiền gốc và các khoản lãi, phí theo hợp đồng. Nếu phát sinh khoản dư sau khi thanh lý và tất toán hợp đồng, bên B có trách nhiệm hoàn lại số tiền đó cho bên A hoặc người thân của Bên A.

ĐIỀU 8: CÁC THỎA THUẬN KHÁC

8.1. Các bên cam đoan đã hiểu rõ toàn bộ nội dung trong Hợp đồng này và phụ lục kèm theo. Việc ký kết hợp đồng là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, đe dọa hay ép buộc và không nhằm mục đích trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài chính nào.

8.2. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký cho đến khi Bên A đã hoàn thành mọi nghĩa vụ thanh toán nợ gốc, tiền lãi và các chi phí khác theo Hợp đồng này và các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

8.3. Bất kỳ tranh chấp nào phát sinh từ hoặc liên quan đến Hợp đồng này sẽ được các bên giải quyết thông qua thương lượng, nếu không giải quyết được bằng thương lượng, một trong các bên có quyền đưa ra giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam.

8.4 Hợp đồng này được lập thành 2 (hai) bản gốc, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ một bản.

Hai bên đã đọc lại toàn bộ Hợp đồng và phụ lục kèm theo, hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và cùng ký, điểm chỉ dưới đây làm bằng chứng.

BÊN A

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

 

BÊN B

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

 

Mách bạn cách viết mẫu hợp đồng vay tiền thế chấp đúng chuẩn

Với hợp đồng vay tiền thế chấp, hai bên tự thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng sao cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế. Tuy nhiên, một hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo có các nội dung chính như sau:

Phần 1: Thông tin về bên vay và bên cho vay

Đây là thông tin đảm bảo cá biệt hóa các bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng. Phần này cần ghi rõ ràng các thông tin về tên giấy tờ của cá nhân/tổ chức, địa chỉ liên hệ, số điện thoại,…

Phần 2: Nội dung

Đây là nội dung chính của mẫu hợp đồng, ghi lại thông tin của người vay và người cho vay và các điều khoản quy định về nghĩa vụ quyền lợi giữa hai bên. Tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên ký kết, hợp đồng sẽ có nội dung phù hợp nhưng vẫn đảm bảo các thông tin sau:

  • Thông tin về tài sản thế chấp là gì và giá trị tài sản thế chấp.
  • Nghĩa vụ khi tham gia thế chấp tài sản.
  • Quyền và nghĩa vụ của cả hai bên thế chấp và bên nhận thế chấp.
  • Biện pháp xử lý tài sản thế chấp nếu không thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận.
  • Một số thỏa thuận khác của các bên (nếu có).
  • Cam kết của bên thế chấp và bên nhận thế chấp.
  • Các điều khoản chung, hình thức giải quyết tranh chấp, hiệu lực hợp đồng, số bản hợp đồng,…

Phần 3: Các bên ký, ghi rõ họ tên và xác nhận của công chứng viên

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hợp đồng thế chấp là gì và biết cách viết mẫu hợp đồng thế chấp chuẩn xác. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ cho vay thế chấp tài sản chuyên nghiệp, đáng tin cậy thì hãy tham khảo Công ty tài chính BFC Money của chúng tôi.

Hiện BFC Money đang cung cấp nhiều khoản vay thế chấp khác nhau với thủ tục cho vay rõ ràng, giải ngân nhanh chóng. Dịch vụ tư vấn BFC Money chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng giải đáp miễn phí cho khách hàng. Hãy liên hệ ngay theo hotline để được tư vấn hỗ trợ gói vay phù hợp với mức lãi suất cực kỳ ưu đãi!

 

Bài viết hữu ích: